Thế giới muôn màu của Khoa học Tự nhiên có biết bao điều kỳ diệu và việc tìm tòi, khám phá thế giới bao la ấy luôn khiến các FPTer hào hứng, thích thú. Cuối tuần vừa qua, gần 200 Quý Phụ huynh và các con học sinh khối 6,7 đã cùng tham gia trải nghiệm tiết Khoa học Tự nhiên trong workshop “How to learn Science at FPT Schools?”.
Trước khi vào tiết học trải nghiệm, cô Phạm Thị Nga đã giới thiệu khái quát về chương trình Khoa học Tự nhiên tại trường TH&THCS FPT Cầu Giấy, phương pháp giảng dạy của các thầy cô. Theo đó, một tiết Khoa học Tự nhiên tại FPT Schools thường khởi động bằng 1 tình huống thực tế có vấn đề, để kích thích tư duy của học sinh. Tiếp đến là nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; học trình bày nội dung thảo luận và thầy cô tổng kết kiến thức; vận dụng để làm các dự án, hoạt động khác nhau; chốt lại vấn đề và dặn dò học sinh.
Ngoài ra, cô Nga cũng bật mí một số “bí kíp” giúp FPTers học tốt môn học này và ứng dụng tốt vào thực tế: Các con cần đọc sinh nên đọc bài trước tại nhà, chú ý nghe giảng trên lớp, thực hành các nhiệm vụ, quan sát và đặt câu hỏi.
Cô Nga cũng chia sẻ thêm, ngoài các phương pháp trên, việc ghi chép kiến thức của bộ môn Khoa học Tự nhiên cũng đóng vai trò quan trọng, học sinh nên trình bày bài học theo 2 phương pháp: Cornell và sketchnote.
Để Quý Phụ huynh hiểu rõ hơn về phương pháp học tập của các con trên lớp, cô Trần Thị Thân – Giáo viên môn Vật Lý đã đưa bố mẹ và các con học sinh cùng tham gia trải nghiệm 1 tiết học về chủ đề: Mặt Trăng. Tại đây, bố mẹ và con cùng làm việc nhóm, làm phiếu bài tập, thiết kế mô hình để quan sát 8 hình dạng của Mặt Trăng và thuyết trình về nội dung bài học.
Trong suốt tiết học, vô vàn câu hỏi vì sao được đặt ra, sự háo hức, hồi hộp và tận mắt theo dõi các pha của mặt trăng, thực sự đã mang đến cho các “nhà khoa học nhí” nhà F sự hứng thú và niềm say mê bất tận.
Tại FPT Schools, mỗi tiết Khoa học Tự nhiên đều là những hành trình khám phá, trải nghiệm về cuộc sống. Hoạt động này sẽ mang đến cho các con lăng kính thế giới quan phong phú, sống động và hiểu bản chất hiện tượng. Qua đó, giúp khơi gợi trí tò mò, ham muốn khám phá và niềm say mê khoa học của các FPTer.
Ngoài tích luỹ thêm kiến thức, thông qua những tiết học trải nghiệm này, FPTers còn được trang bị thêm kỹ năng quan sát, tư duy phản biện, làm việc nhóm và thuyết trình.
0 Nhận xét: